2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:
“Điều 481. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
3. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
4. Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.”
Hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chỉ xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Hơn nữa, trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đứng đầu đứng đầu các cơ quan này có trách nhiệm trong việc phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới và chịu trách nhiệm trước cấp trên về đơn vị mình phụ trách. Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về đơn vị mình phụ trách. Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trên về quyết định tố tụng của mình. Vì vậy, khi có hành vi vi phạm pháp luật của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị tố cáo thì thẩm quyền giải quyết tố cáo đó thuộc về người đứng đầu cơ quan đó.
So với Điều 337 BLTTHS 2003, thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Điều luật này được quy định một cách cụ thể hơn và có sự phân cấp giải quyết một cách rõ ràng ở CQĐT, Viện Kiểm sát, Tòa án. Cụ thể:
- Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
- Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì việc xử lý nội dung tố cáo này được giải quyết theo quy định tại Điều 145 BLTTHS, cụ thể:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. So với quy định của BLTTHS 2003 thì thời hạn giải quyết tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền đã rút ngắn thời gian và việc giảm bớt thời gian như vậy hoàn toàn phù hợp bởi lẽ việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Đồng thời tăng cường trách nhiệm giải quyết của các chủ thể có thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trường hợp, tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét giải quyết, trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo. Những biện pháp ngăn chặn này được áp dụng trong giai đoạn điều tra truy tố đều chịu sự kiểm sát chặt chẽ và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nên Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết những nội dung tố cáo đó trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh