2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về người có quyền tố cáo được quy định như sau:
“Điều 478. Người có quyền tố cáo
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, nhà nước tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì tố cáo là việc cá nhân thông báo (có thể bằng văn bản hoặc bằng lời) cho các cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đây là một trong những quyền Hiến định của con người. Chủ thể có quyền tố cáo tại Điều 334 BLTTHS 2003 là “công dân” được thay đổi bằng thuật ngữ “cá nhân”. Đây là một sự thay đổi phù hợp. Bởi lẽ, nếu như chỉ dừng lại ở công dân, có thể hiểu là công dân của Việt Nam mới có quyền tố cáo, còn người không quốc tịch Việt Nam hoặc của một quốc gia khác không có quyền tố cáo là không hợp lý, không phát huy một cách tối ưu trong việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối tượng của quyền tố cáo đó là hành vi vi phạm pháp luật của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án những người có thẩm quyền trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Mục đích của việc tố cáo, không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người có quyền tố cáo mà còn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân.
Hành vi vi phạm pháp luật của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể là những hành vi vi phạm pháp luật hành chính hoặc cũng có thể đến mức hình sự và đã gây ra những thiệt hại nhất định hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh