2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được quy định như sau:
“Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.”
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án có quyền áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Thẩm quyền áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:
- Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh); các biện pháp cưỡng chế (áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản).
- Chánh án, Phó Chánh được phân công giải quyết, xét xử vụ án có quyền Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.
Theo hướng dẫn của TAND tối cao:
- Áp dụng biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án theo đề nghị của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 119 BLTTHS, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo.
- Thay đổi biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án theo đề nghị cả Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
- Hủy bỏ biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo và cũng không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Sau khi quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, nếu xét thấy cần thiết thì Chánh án, Phó chánh án Tòa án vẫn có quyền hủy bỏ hoặc áp dụng lại biện pháp tạm giam.
Về thời hạn tạm giam: thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của BLTTHS cụ thể:
“Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.”
Đối với bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, thì đề nghị Chánh án hoặc phó chánh án Tòa án ra lệnh bắt và tạm giam ngay. Theo quy định tại khoản 2 Điều 278 BLTTHS thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của BLTTHS và được tính từ ngày bắt bị can để tạm giam, do đó, trong trường hợp này phải tính thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điề 277 BLTTHS để xác định cụ thể ngày kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử và ghi thời hạn trong “Lệnh bắt và tạm giam” như sau: “Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày, tháng, năm” kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa, cụ thể cần ghi: “Thời hạn tạm giam kể từ ngày, tháng, năm cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm”. Việc tiếp tục áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ tạm giam sau khi kết thúc phiên tòa được tiến hành theo quy định tại Điều 328 và Điều 329 BLTTHS, cụ thể:
“Điều 327. Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Điều 328. Trả tự do cho bị cáo
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.”
Trường hợp Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 155 và các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 157 hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nếu bị can đang tạm giam, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị tạm giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP:
“Điều 12. Áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ
1. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ vụ án, vụ việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, quyết định hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đã áp dụng.
2. Khi quyết định tạm đình chỉ vụ án, vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thống nhất bằng văn bản xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng các biện pháp kê biên
tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để bảo đảm giải quyết vụ án, vụ việc.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh