2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 363 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay được quy định như sau:
“Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.”
Hiện nay, Tòa án xét xử thực hiện chế độ hai cấp xét xử là sơ thẩm (xét xử lần đầu) và xét xử phúc thẩm (xét xử lần thứ hai đối với những bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị). Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn BLTTHS 2015 quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, bản án hoặc quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Đó là các trường hợp bị cáo bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm ra một trong các quyết định sau đây: quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam.
Điều kiện cần để áp dụng trường hợp này là bị cáo phải đang bị tạm giam. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam;
Do thời gian từ khi kết thúc việc xét xử sơ thẩm đến khi xét xử phúc thẩm khá dài được quy định cụ thể tại Điều 339, 341, 346 BLTTHS 2015 nên để hạn chế việc kéo dài thời gian tạm giam đối với những bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam, Điều luật này quy định hiệu lực thi hành bản án phát sinh sớm hơn hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định của Tòa án trong những trường hợp nói trên nhằm hạn chế khắc phục vi phạm quyền cơ bản của con người vì “quyền con người” theo Hiến pháp 2013 là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật trong tố tụng hình sự.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt (quy định tại Điều 34 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017). So với các hình phạt chính khác, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích về thể chất và tài sản của người bị kết án , nhưng với danh nghĩa là sự khiển trách, phê phán công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo sẽ gây ra cho bị cáo những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của nó có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như phạt tiền, trục xuất, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định vì nếu không tuyên hình phạt chính thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung.
Như vậy, đến BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa. Việc quy định này khắc phục tình trạng không có cơ quan, tổ chức nào thi hành hình phạt cảnh cáo đối với người bị kết án sau khi Tòa án tuyên mà vẫn bảo đảm tính răn đe, giáo dục pháp luật tới những người tham gia phiên tòa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của bộ luật tố tụng hình sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh