2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án là một trong những biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án, do đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đặc biệt là ở giai đoạn xét xử phải xem xét một cách toàn diện và đầy đủ để ra một quyết định chính xác.
Căn cứ Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án được quy định như sau:
“Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.
2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.”
Điều 329 BLTTHS quy định về việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án là áp dụng biện pháp: bắt tạm giam (đối với bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử); tiếp tục tạm giam (đối với bị cáo đang bị tạm giam) hoặc là thay thế một trong những biện pháp ngăn chặn (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) được áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bằng biện pháp bắt tạm giam.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù và không thuộc trường hợp (bị phạt tù, nhưng được hưởng án treo; thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam) nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án, thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo không phụ thuộc vào thời hạn tạm giam đến ngày kết thúc phiên tòa theo lệnh tạm giam cũ còn hay hết. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Khi áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần lưu ý, nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày, thì Trại giam và Tòa án phải có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị tạm giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì trong bản án cần phải ghi: “tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án” mà không phải ra quyết định tạm giam.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh