BLTTHS 2015 quy định như thế nào về phòng xử án?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

Bài viết trình bày nội dung quy định về phòng xử án trong quá trình xét xử vụ án hình sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) phòng xử án được quy định như sau:

“Điều 257. Phòng xử án

1. Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.”

2. Quy định của pháp luật về phòng xử án.

Quy định về phòng xử án lần đầu tiên được BLTTHS đề cập trực tiếp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 257 BLTTHS, thì về nguyên tắc, phòng xử án được bố trí thể hiện sự trang nghiêm,an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.

Chánh án TANDTC có quyền quy định chi tiết vị trí ngồi của Hội đồng xét xử, Công tố viên, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng và vị trí đứng ngồi của bị cáo. Theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) thì phòng xử án hình sự, vị trí của HĐXX (hoặc của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới là Quốc huy. Vị trí của Thư ký phiên tòa được bố trí dưới một cấp, quay lưng vào HĐXX (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa). Tiếp đến là vị trí của đại diện VKS và vị trí của người bào chữa, người bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đương sự được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của thư ký phiên tòa.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư