2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định như sau:
“Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.”
Điều luật quy định thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo địa điểm tội phạm thực hiện. Tội phạm được thực hiện tại một địa danh cụ thể thuộc phạm vi địa giới hành chính theo quy định của pháp luật. Đối với vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì nơi thực hiện tội phạm là địa bàn tỉnh, huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đối với vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì nơi thực hiện tội phạm là địa bàn quân khu, khu vực quân sự được phân chia theo quy định của Bộ Quốc phòng. Nơi thực hiện tội phạm là căn cứ phân định thẩm quyền xét xử của các TAND hoặc TAQS cùng cấp.
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Căn cứ vào quy định này thì chỉ có thể xác định vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của: TAND tỉnh, TAND cấp huyện; TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực nơi tội phạm được thực hiện mà chưa thể xác định được chính xác Tòa án cụ thể nào có thẩm quyền xét xử vụ án cần phải xác định thẩm quyền xét xử vụ án theo quy định tại Điều 268 và Điều 269 BLTTHS cụ thể:
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, thì TAND cấp huyện nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xét xử vụ án;
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS khu vực, thì TAQS khu vực nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xét xử vụ án;
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, thì TAND cấp tỉnh nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xét xử vụ án;
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS cấp quân khu, thì TAQS cấp quân khu nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xét xử.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau là các trường hợp bị cáo: phạm một tội bởi nhiều hành vi (hoạt động phạm tội) khác nhau mà mỗi hành vi được thực hiện ở một địa bàn nhất định; phạm tội nhiều lần, mỗi lần phạm tội ở một địa bàn nhất định; phạm nhiều tội, mỗi tội được thực hiện ở một địa bàn nhất định. Trong các trường hợp neus trên và trường hợp không xác định được địa bàn nơi thực hiện tội phạm, thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc điều tra. Khi áp dụng quy định này cần lưu ý, các trường hợp sau đây, Tòa án nơi kết thúc việc điều tra chỉ có thẩm quyền xét xử toàn bộ vụ án khi các vụ án về từng lần phạm tội hoặc về từng tội phạm được nhập lại theo quy định tại Điều 170 BLTTHS:
- Bị cáo phạm tội nhiều lần, mỗi lần phạm tội ở một địa bàn nhất định;
- Bị cáo phạm nhiều tội, mỗi tội được thực hiện ở một địa bàn nhất định.
Nếu các vụ án về từng lần phạm tội hoặc về từng tội phạm không được nhập thành một vụ án, thì nhiều Tòa án có thẩm quyền xét xử.
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân, thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo là nơi cư trú của bị cáo trước khi rời khỎI Việt Nam. Theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Như vậy, thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của TAQS đối với vụ án mà bị cáo là người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài không phụ thuộc vào nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước mà phụ thuộc vào quyết định của Chánh án TAQS trung ương. TAQS khu vực không có thẩm quyền xét xử vụ án do người Việt nam thực hiện ở nước ngoài có thể là phạm tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh