2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 385 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.”
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là thời hạn tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án từ người có quyền kháng nghị (nếu kháng nghị do Viện trưởng VKSNDCC hoặc Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng VKSQS trung ương ban hành) hoặc từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cùng cấp chuyển sang (nếu kháng nghị do Chánh án TANDTC, Chánh án TAND cấp cao hoặc Chánh án TAQS trung ương ban hành). Như vậy, sau khi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết, cụ thể tại khoản 2 Điều 380 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm; Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền; Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.” Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 373 BLTTHS 2015 thì: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.” Chánh án TANDCC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Chánh án TAQS trung ương có quyền kháng nghị theo theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực nên điều luật quy định quyết định kháng nghị của Chánh án TANDCC và Chánh án TAQS trung ương kèm theo hồ sơ vụ án gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền cụ thể là VKSNDCC, VKSQS trung ương. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm để xét xử.
Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Thời hạn này áp dụng chung cho phiên tòa của các cấp giám đốc thẩm: Uỷ ban Thẩm phán TANDCC; HĐTPTAND. Trong trường hợp phiên tòa của Uỷ ban Thẩm phán TANDCC (do 3 Thẩm phán xét xử) hoặc phiên tòa của HĐTPTANDTC (do 5 Thẩm phán xét xử) bị hoãn thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Tòa án phải mở lại phiên tòa.
Qua đây, ta thấy Điều luật được xây dựng trên cơ sở Điều 283 BLTTHS 2003, sửa đổi, bổ sung cụm từ “kèm theo hồ sơ vụ án” để làm rõ trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án của người ký quyết định kháng nghị khi chuyển kháng nghị cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh