2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện được quy định như sau:
“Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.
5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”
Chỗ ở là nơi ở của một người hay một hộ đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng, một gian phòng, một buồng ở khu vực tập thể trong cơ quan, xí nghiệp đã giao cho cá nhân hoặc phòng thuê ở trọ, khách sạn đã được thuê ở riêng, cũng có thể là một biệt thự có vườn cây, bể bơi. Ngoài ra, chỗ ở còn trên các phương tiện giao thông như xe ô tô, tàu, thuyền đang được cá nhân sử dụng để ở. Nơi làm việc là khu vực có diện tích nhất định tiến hành các hoạt động như sản xuất, công tác, nghiên cứu, học tập. Nơi đó có thể là văn phòng cơ quan, phân xưởng, trường học, tàu, thuyền, máy bay. Nơi ở cũng có thể đồng thời là nơi làm việc, cũng có thể tách riêng ở nơi khác. Địa điểm có thể là vườn, đất, ruộng, thuộc khu vực chỗ ở hoặc ngoài khu vực chỗ ở, khoang tàu, thuyền mà thuộc quyền quản lý, sở hữu của cá nhân, đối tượng bị khám xét hoặc của cơ quan, đơn vị liên quan đến đối tượng bị khám xét.
Khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở hoặc địa điểm thuộc quyền quản lý, sở hữu liên quan đến người bị khám xét để phát hiện, thu thập dấu vết, tài liệu, đồ vật phản ánh hành vi phạm tội và vụ án. Phương tiện cần khám xét như ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay, máy ảnh, máy ghi hình, máy vi tính, khám xét phương tiện là lục soát, tìm kiếm nhằm phát hiện dấu vết, tài liệu, vật chứng liên quan trực tiếp đến vụ án.
Chỗ ở và địa điểm thường là nơi cất giữ tài sản và đồ vật của cá nhân riêng tư. Vì vậy, Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Chủ nhà cố tình vắng mặt là đã có thông báo lệnh khám chỗ ở, địa điểm nhưng chủ nhà khóa cửa, cố tình không về nhà
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Thời gian vào ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét không thể trì hoãn là do yêu cầu kịp thời thu giữ vật chứng, ngăn chặn việc tiêu hủy chứng cứ hoặc phát hiện đối tượng có lệnh truy nã lẩn trốn trong đó, nên cần phải tiến hành khám xét khẩn trương.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Quy định này nhằm bảo đảm việc khám xét, thu giữ vật chứng được khách quan đúng luật. Nó còn giúp cho người được khám xét yên tâm, không nghi ngờ phần tử xuất giả mạo nhà chức trách đến xâm phạm tài sản, chỗ ở của mình. Ngoài ra, để khi khám xét phát hiện, thu giữ được dấu vết, vật chứng có cơ sở để xác định người phạm tội.
Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia. Người có chuyên môn liên quan đến phương tiện là người hiểu rõ và sử dụng thành thạo phương tiện. Như khi khám xét ô tô, xe máy thì mời lái xe, thợ máy; khám xét máy vi tính thì mời kỹ sư công nghệ thông tin.
Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong. Những người có mặt không được tự ý đi lại, nói chuyện, điện thoại hoặc ra ngoài vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc khám xét. Khi có điện thoại gọi đến phải được phép của người chủ trì việc khám xét mới được nghe điện thoại. Người cần rời khỏi nơi khám xét phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người chủ trì việc khám xét.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh