2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) bản án được quy định như sau:
“Điều 260. Bản án
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.
2. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:
a) Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;
c) Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;
d) Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;
đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;
e) Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
g) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.
3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:
a) Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.”
Tòa án ra bản án nhân danh nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bản án phải có chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng xét xử. Có hai loại bản án là bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.
Về cấu trúc thì bản án sơ thẩm phải có ba phần: mở đầu, nội dung và quyết định.
- Phần mở đầu của bản án phải ghi đầy đủ các vấn đề: Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
- Phần nội dung của bản án bao gồm 2 phần là “nhận thấy” và “xét thấy”.
+ Phần “nhận thấy” trình bày các nội dung:
Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;
Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;
Cuối cùng của phần này ghi: “Sau khi xem xét, kiểm tra những tài liệu chứng cứ tại phiên tòa, qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa” và chuyển sang phần “xét thấy”.
+ Phần “xét thấy” trình bày các nội dung sau:
- Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào? Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;
- Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;
- Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
- Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó. Ví dụ quyết định trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu không bị tạm giam về một tội khác theo quy định tại Điều 328 BLTTHS.
Bản án phúc thẩm cũng bao gồm 3 phần như bản án sơ thẩm. Trong đó:
- Phần mở đầu của bản án ghi đầy đủ các vấn đề: Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
- Phần nội dung của bản án bao gồm 02 phần là “nhận thấy” và “xét thấy”.
+ Phần “nhận thấy” tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị;
+ Phần “xét thấy” trình bày nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
- Phần quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh