BLTTHS 2015 quy định về như thế nào về nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:15 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự.

Việc nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án là trường hợp các vụ phạm tội đã được khởi tố theo các quyết định khởi tố vụ án khác nhau được đưa vào cùng một vụ án để tập trung chỉ đạo điều tra và xử lý thống nhất và hoạt động điều tra được kịp thời, nhanh chóng, khách quan, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, không được nhập vụ án hình sự trong trường hợp các vụ án riêng biệt, những hoạt động phạm tội của các bị can không liên quan với nhau hoặc chưa đủ tài liệu để xác định việc liên quan của các hoạt động thì không được nhập vụ án, mà sẽ phải giải quyết vụ án một cách riêng biệt.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 242 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố được quy định như sau:

“Điều 242. Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố

1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bị can bỏ trốn;

b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

2. Quy định của BLTTHS về nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố.

Điều luật quy định Viện kiểm sát có thể ra quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong những trường hợp sau: Bị can phạm nhiều tội; bị can phạm tội nhiều lần; nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

Việc nhập vụ án với căn cứ nêu trên không chỉ tạo điều kiện cho quá trình xác định sự thật khách quan, toàn diện mà còn giúp đánh giá đúng tính chất, mức độ  nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đối với bị can, xác định đúng bị can có đồng phạm hay không có đồng phạm, cá thể hóa vị trí, vai trò của các bị can trong đồng phạm và tiết kiệm chi phí, thời gian của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

Điều luật cũng quy định về các căn cứ và điều kiện tách vụ án trong giai đoạn truy tố, theo đó căn cứ tách là khi đã có quyết định tạm đình chỉ đối với bị can bỏ trốn; bị can mắc bệnh hiểm nghèo; bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và điều kiện tách ra là không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Đây là một quy định hợp lý và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tố tụng khi trong giai đoạn truy tố phát sinh các trường hợp dẫn tới phải tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can (do có bị can bị bỏ trốn và truy nã chưa có kết quả, bị can mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và Viện kiểm sát phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh) nếu không tách, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia tố tụng khác.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư