2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 377 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 377. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.”
Trường hợp nếu qua xem xét, thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm; có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà việc đưa ra thi hành án có thể gây ra thiệt đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó. Việc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật được thực hiện khi có những căn cứ sau:
- Bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có dấu hiệu sai nếu thi hành án có thể gây thiệt đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Đã có quyết định cưỡng chế hoặc thông báo cưỡng chế của Cơ quan thi hành án đối với bản án, quyết định dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, phần dân sự trong bản án hình sự, bản án, quyết định hành chính có dấu hiệu mà nếu cưỡng chế thi hành án có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Có đơn đề nghị của người bị thi hành án.
Trong tố tụng hình sự, do tính chất đặc thù của hoạt động tố tụng nên việc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ được tiến hành cùng hoặc sau khi có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án không có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định đó.
Điều luật quy định người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó, cụ thể:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp xem xét, giải quyết yêu cầu hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật và ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách ký công văn yêu cầu hoãn thi hành án. Trường hợp nếu bận công tác vắng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách xem xét, giải quyết.
- Thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án tại Tòa án nhân dân cấp cao. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trực tiếp xem xét, giải quyết văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền lãnh thổ. Trường hợp nếu bận công tác vắng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách xem xét, giải quyết.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Điều 377 quy định thêm cả “Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử phúc thẩm cũng được quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 276 BLTTHS 2003 chỉ quy định Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền được nhận quyết định này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh