2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự được quy định như sau:
“Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.”
Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014:
“1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.”
Hệ thống Tòa án gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao
-Tòa án nhân dân cấp cao
-Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
-Tòa án quân sự.
Theo quy định tại Điều 273 BLTTHS thì trường hợp trong cùng vụ án vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND và có thể tách vụ án thì TAQS xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS; TAND xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Trường hợp không thể tách vụ án thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án. Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, thì chỉ được tách vụ án để điều tra, truy tố xét xử riêng, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. (Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA về hướng dẫn thẩm quyền xét xử của TAQS.)
Về thủ tục, thì xét thấy cần tách vụ án để xét xử riêng, thì TAQS đã thụ lý vụ án trao đổi với VKSQS có nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa về việc đó. Nếu VKSQS thống nhất với ý kiến của TAQS, thì TAQS chuyển trả hồ sơ cho VKSQS để giải quyết theo thẩm quyền. Trong trường hợp VKSQS không thống nhất với ý kiến của TAQS, thì TAQS đã thụ lý vụ án phải xem xét xử tòa bộ vụ án. (Theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA về hướng dẫn thẩm quyền xét xử của TAQS.)
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh