2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong giai đoạn phúc thẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Các chứng cứ, tài liệu, đồ vật này có thể dẫn đến những thay đổi cơ bản trong bản án theo hướng chính xác, có căn cứ và đảm bảo công lý, sự đúng đắn của bản án phúc thẩm.
Căn cứ Điều 353 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật được quy định như sau:
“Điều 353. Bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật
1. Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
2. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.”
Việc xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật do Hội đồng xét xử tiến hành trong phiên tòa phúc thẩm. Bởi lẽ việc bổ sung chứng cứ ở giai đoạn phúc thẩm là cần thiết để đảm bảo cho việc xét xử lại vụ án có căn cứ và chính xác. Chứng cứ mới có thể do Viện kiểm sát cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án cấp phúc thẩm bổ sung hoặc do những người kháng cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị bổ sung.
Theo quy định tại điều luật này, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án cũng như người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu trước hoặc trong phiên tòa phúc thẩm. Việc bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới nhằm khẳng định quan điểm của mình về kháng cáo, kháng nghị cũng như nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tòa án cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc chính quyền địa phương cung cấp tài liệu khi xét thấy hồ sơ còn thiếu các tài liệu cần thiết về lý lịch, nhân thân bị cáo, biên bản kiểm tra tài chính, giấy chứng thương khi thấy nó cần thiết cho phiên tòa phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có quyền đưa ra những chứng cứ mới về vụ án.
Sau khi đã bổ sung thì cả chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới được bổ sung của các bên đều được đưa ra kiểm tra, xem xét, đánh giá một cách công khai tại phiên tòa phúc thẩm. Chứng cứ cũ là những chứng cứ đã được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét có trong hồ sơ vụ án (bao gồm cả biên bản phiên tòa, bản án, quyết định sơ thẩm, biên bản nghị án). Chứng cứ mới là những chứng cứ, tài liệu về vụ án được bổ sung ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm. Trên cơ sở đó Tòa án cấp phúc thẩm sẽ quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận các chứng cứ tài liệu mới được bổ sung. Việc ra bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ cả vào chứng cứ cũ và chứng cứ mới được xem xét tại phiên tòa xét xử.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh