Các thủ tục khác về tái thẩm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:39 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc thực hiện các thủ tục khác về tái thẩm theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 403 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) các thủ tục khác về tái thẩm được quy định như sau:

“Điều 403. Các thủ tục khác về tái thẩm

Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.”

2. Khái quát về việc thực hiện các thủ tục về tái thẩm.

Cũng tương tự như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng là một quy trình thủ tục đặc biệt để xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm. Cả hai thủ tục này được tiến hành theo những quy định riêng không giống như thủ tục giải quyết vụ án ở Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. BLTTHS đã dành chương XXV với 27 Điều để quy định chi tiết về thủ tục giám đốc thẩm. Trong chương XXVI về thủ tục tái thẩm, BLTTHS chỉ đưa ra những quy định khác so với quy định về giám đốc thẩm (căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm), còn các thủ tục khác về tái thẩm thì được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này, ví dụ như việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị được quy định tại Điều 381 BLTTHS 2015; những người tham gia phiên tòa được quy định tại Điều 383 BLTTHS 2015; chuẩn bị phiên tòa được quy định tại Điều 384 BLTTHS, thời hạn mở phiên tòa được quy định tại Điều 385 BLTTHS, thủ tục tiến hành phiên tòa được áp dụng như thủ tục giám đốc thẩm căn cứ tại Điều 386 BLTTHS, và BLTTHS 2015 có quy định cụ thể chi tiết các thủ tục như sau:

“Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.

Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm

1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.”

Việc áp dụng các quy định dẫn chiếu đối với thủ tục tái thẩm đã  thể tính khoa học trong kỹ thuật lập pháp, hạn chế sự trùng lặp dễ dẫn đến cách hiểu và vận dụng không thống nhất, ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án theo thủ tục đặc biệt này.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư