2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
“Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.”
Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án có người bị bắt, bị tạm giữ, bị can,bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi; là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng xác định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong một số trường hợp theo Luật định. Tuy nhiên, do BLTTHS 2003 chưa có quy định cụ thể về cách xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, dẫn đến trong nhiều trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đủ căn cứ để xác định chính xác độ tuổi đối với họ, gây không ít khó khăn, bất cập trong việc giải quyết vụ án. Chính vì vậy để tháo gỡ những vướng mắc đó, BLTTHS 2015 đã bổ sung điều luật Điều 417 quy định cụ thể cách xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi.
Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, có quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập tài liệu, giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình để làm rõ ngày tháng năm sinh của họ. Các biện pháp xác minh, thu thập tài liệu, giấy tờ hợp pháp đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Cách xác định ngày tháng năm sinh của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi trong 04 trường hợp nêu trên ở khoản 2 Điều 417 BLTTHS 2015 đã tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời cũng bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng trước pháp luật giữa người bị buộc tội và người bị hại và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cụ thể:
“2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.”
Trong trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.
Ngoài ra, việc phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, cụ thể:
“Điều 6. Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy chứng sinh;
b) Giấy khai sinh;
c) Chứng minh nhân dân;
d) Thẻ căn cước công dân;
đ) Sổ hộ khẩu;
e) Hộ chiếu.
2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.
3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh