2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) người có quyền kháng cáo được quy định như sau:
“Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”
Kháng cáo là một trong những căn cứ để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ tham gia tố tụng, pháp luật quy định cho họ quyền kháng cáo bản án, quyết định đó để Tòa án cấp trên trực tiếp xử lý lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể tham gia tố tụng đều có quyền kháng cáo mà chỉ có những người sau đây mới có quyền kháng cáo đó là: Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ; Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa; Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Phạm vi kháng cáo của những người có quyền kháng cáo được quy định khác nhau, phụ thuộc vào vai trò, tư cách tố tụng và sự liên quan của bản án, quyết định sơ thẩm với quyền và lợi ích của họ.
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015). Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trước hết ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Do đó bị cáo có quyền kháng cáo đối với toàn bộ nội dung bản án của cấp sơ thẩm hoặc một phần trong bản án đó. Người đại diện của bị cáo có quyền kháng cáo là người đại diện theo pháp luật của bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Cũng giống như bị cáo khi thực hiện quyền kháng cáo, bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Do bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra nên bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Đại diện của bị hại trong trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc hạn chế hành vi năng lực trách nhiệm dân sự, bị hại là người dưới 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ vụ án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích cho bị cáo. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần, thể chất xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi và sự hạn chế về nhận thức nên bản thân họ khó có thể thực hiện tốt các quyền của mình trong đó là quyền kháng cáo nên BLTTHS 2015 quy định người bào chữa có quyền được chủ động kháng cáo mà không cần sự ủy quyền của bị cáo.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Do quyền, lợi ích của nguyên đơn, bị đơn dân sự chỉ liên quan đến phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định sơ thẩm hình sự nên pháp luật chỉ quy định họ có chỉ có quyền kháng cáo phần bản án liên quan đến bồi thường thiệt hại như: mức bồi thường, phương thức, thời hạn bồi thường, các biện pháp bảo đảm việc bồi thường, án phí dân sự. Đại diện của nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án tham gia tham gia tố tụng khi quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự đó, do đó họ chỉ có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định sơ thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình để bảo vệ chúng. Người đại diện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền kháng cáo là đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. Cũng nhu đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất, bị hại đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần là những người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý hoặc có hạn chế trong nhận thức, bản thân họ khó có thể thực hiện tốt các quyền của mình trong đó có quyền kháng cáo nên BLTTHS 2015 quy định Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền chủ động kháng cáo mà không cần mà không cần sự ủy quyền của họ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. Tất cả các hành vi tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm đều nhằm mục đích chính là xác định bị cáo có tội hay không có tội, tội nặng hay tội nhẹ để từ đó lựa chọn cách giải quyết về trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm dân sự cho bị cáo. Chính vì vậy, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm dù được tuyên là có tội hay không có tội đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Do đó bị cáo không chỉ có quyền kháng cáo đối với bản án mà Tòa án tuyên là có tội mà còn có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định họ không có tội.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh