2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 400 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định như sau:
“Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những “tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó”. Tuy nhiên, không phải tất cả những tình tiết mới được thông báo đều có thể sử dụng làm căn cứ để kháng nghị mà chỉ những tình tiết đã qua xác minh, thẩm định và có thể làm thay đổi cơ cấu bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó mới được sử dụng. Do Tòa án có chức năng xét xử, trong khi Viện kiểm sát có CQĐT cũng như chức năng điều tra khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nên việc xác minh, thẩm định được pháp luật giao cho Viện kiểm sát.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp (Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp cao, TAQS trung ương) trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Việc xem xét lại các quyết định của HĐTPTANDTC nếu: “phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó” sẽ tiến hành theo thủ tục đặc biệt, khi có yêu cầu cả Uỷ ban thường vụ Quốc hội kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC (theo quy định tại Điều 404 BLTTHS 2015).
Theo quy định của pháp luật, Phó Viện trưởng VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng VKSNDTC và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (được quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật tổ chức VKSND 2014). Do vậy, trên thực tế, Phó Viện trưởng VKSNDTC ủy quyền để ký quyết định kháng nghị tái thẩm.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực khi phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án mà TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực không biết được khi ra quyết định đó.
Ngoài 2 chủ thể nói trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 373 BLTTHS 2015.
Quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của những người có quyền nói trên phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh