Chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:09 (GMT+7)

Bài viết trình bày về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định như sau:

“Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”

2. Quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Khởi tố vụ án hình sự là cơ sở để tiến hành một cách hợp pháp các hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Do hoạt động này liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng có liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tố tụng có liên quan đến pháp luật quy định chỉ có một số cơ quan và người có chức vụ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng như việc khởi tố vụ án chỉ được tiến hành khi đã xác định dấu hiệu của tội phạm. Theo quy định của Điều luật thì thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự chủ yếu thuộc về Cơ quan Điều tra. Cơ quan Điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý giải quyết. Cụ thể như sau:

a, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, Kiểm ngư, .. ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp:

+ Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình;

+ Trong khi làm nhiệm vụ nhưng phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm.

b, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp:

+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

c, Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc việc xét xử tại phiên tòa mà có phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Về cơ bản, Điều luật giữ nguyên thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003. Ngoài ra, Điều luật cũng đã bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát trong các trường hợp: “Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” và “Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm” điểm b, c khoản 3 Điều 153 BLTTHS 2015.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử mặc dù đã có nhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm nên bỏ quy định này. Theo đó, Hội đồng xét xử, thông qua việc xét xử của mình tại phiên tòa mà phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm sẽ có hai lựa chọn. Một là, Hội đồng xét xử trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; hai là Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố.Thực tế xét xử cho thấy, Hội đồng xét xử thực hiện quyền trực tiếp khởi tổ vụ án hình sự của mình.

Xem thêmTổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư