2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án, tùy theo tính chất của thủ tục xét xử mà có phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.Trong các phiên tòa thì chuẩn bị khai mạc phiên tòa là một thủ tục đầu tiên không thể thiếu ở bất kỳ một phiên tòa nào.
Căn cứ Điều 300 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về chuẩn bị khai mạc phiên tòa được quy định như sau:
“Điều 300. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:
1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.”
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa là hoạt động tố tụng hình sự do Thư ký Tòa án thực hiện để kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa, ổn định trật tự nơi xử án chuẩn bị cho việc khai mạc phiên tòa.
Thư ký Tòa án kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa bằng cách điểm danh những người mà Tòa án đã triệu tập và kiểm tra lý do vắng mặt của những người không tới phiên tòa như sau:
- Đối với bị cáo phải hỏi họ khai về: họ tên, ngày, tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú); nghề nghiệp, trình độ văn hóa; hoàn cảnh gia đình; tiền án, tiền sự, ngày bị tạm giữ tạm giam. Trong trường hợp bị cáo là cơ quan, tổ chức thì khai về tên, địa chỉ của pháp nhân theo quyết định lập pháp của cơ quan có thẩm quyền; họ tên; chức vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
- Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo phải hỏi để họ khai về: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, quan hệ thế nào với bị cáo.
- Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ phải hỏi họ để họ khai về họ tên, tuổi, nghề nghiệp; nơi cư trú. Trong trường hợp bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức thì khai về, tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức, họ và tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
Sau khi kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa, Thư ký Tòa án ổn định trật tự nơi xử án và công bố nội quy phiên tòa. Khi Hội đồng xét xử vào xử án, Thẩm phán yêu cầu mọi người đứng dậy, cụ thể nội quy phiên tòa được quy định như sau:
“Điều 256. Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh