2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 462 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định như sau:
“Điều 462. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án;
d) Đình chỉ vụ án.
2. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 324 BLTTHS 2003, quy định cụ thể về việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.
BLTTHS 2003 quy định thời hạn để Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra các quyết định tố tụng liên quan đến việc xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 7 ngày. BLTTHS 2015 đã tăng lên là 10 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án;
d) Đình chỉ vụ án.
Việc đưa vụ án ra xét xử, Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án thực hiện theo các quy định trong BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
b) Xét xử công khai hay xét xử kín;
c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;
đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);
e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
g) Họ tên người bào chữa (nếu có);
h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);
i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;
k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại các điểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).
Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Điều 281. Tạm đình chỉ vụ án
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
Điều 282. Đình chỉ vụ án
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.”
Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án. Như vậy, tính từ ngày thụ lý vụ án đến ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án có tổng cộng 17 ngày.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ. Việc giao, gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử được thực hiện theo các quy định trong BLTTHS 2015.
So với Điều 324 BLTTHS 2003, Điều 460 BLHS 2015 có một số sửa đổi, bổ sung sau:
- Sửa đổi tên Điều luật, quy định riêng về các công việc Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải thực hiện trước khi mở phiên tòa, tăng thời hạn chuẩn bị xét xử (từ 7 lên 10 ngày) kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Bỏ các quy định về việc tạm giam bị cáo cũng như các quy định về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, về việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được tiến hàng theo thủ tục chung.
- Quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc gửi, giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh