Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:45 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 485 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được quy định như sau:

“Điều 485. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

a) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định về các cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự.

Trước khi được luật hóa trong BLTTHS 2015, nội dung này đã được quy định tại thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26 tháng 12 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện một số quy định của BLTTHS 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự, tại Điều 9 Thông tư này đã nêu rõ: “Cơ quan có trách nhiệm bảo vệ là Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Việc bố trí lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được bảo vệ; quan hệ phối hợp giữa cơ quan có trách nhiệm bảo vệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.” Tuy nhiên, việc bảo vệ này chưa được quy định thành một thủ tục đặc biệt gây nên một số khó khăn trong quá trình áp dụng.

Thẩm quyền, thủ tục quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 485 BLTTHS 2015, theo đó dù người được bảo vệ có thể đưa ra yêu cầu, đề nghị tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự khi thấy cần thiết, nhưng thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ được tập trung cho CQĐT của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân tùy thuộc vụ án được thụ lý giải quyết tại cơ quan điều tra nào. Thẩm quyền cụ thể thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT. Người có quyền yêu cầu, đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ được quy định tại khoản 3 Điều 485 BLTTHS 2015. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Trong trường hợp vụ việc, vụ án hình sự do CQĐT VKSNDTC, CQĐT VKSQS trung ương thụ lý, giải quyết điều tra (theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số: 99/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015) nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì báo cáo Viện trưởng VKSNDTC, Viện kiểm sát VKSQS trung ương. Viện trưởng có văn bản đề nghị với cơ quan CSĐT, cơ quan ANĐT Bộ công an, CQĐT hình sự, cơ quan ANĐT Bộ quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Như vậy, BLTTHS 2015 tập trung thẩm quyền cho CQĐT (thuộc CAND, QĐND) vì đây là những cơ quan có đủ khả năng chuyên môn, nghiệp vụ để kiểm tra căn cứ, đánh giá tính chính xác của đề nghị, yêu cầu bảo vệ cũng như quyết định biện pháp bảo vệ, phương án bảo vệ cụ thể hoặc thay đổi các biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ. Cần lưu ý rằng chỉ những cơ quan trên mới có quyền ra áp dụng các biện pháp bảo vệ cũng như có trách nhiệm bảo vệ, còn các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng; hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của CAND được quy định tại Điều 9 luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì BLTTHS 2015 không quy định về thẩm quyền này.

Theo quy định của BLTTHS 2015 thì trách nhiệm bảo vệ những người tham gia tố tụng còn thuộc về VKSND, TAND các cấp. Nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán được giao chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp tiến hành tố tụng, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan điều tra đã trực tiếp thụ lý vụ án hình sự triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích khác của họ và người thân thích của họ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư