Công bố bản cáo trạng khi nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:19 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quy trình, thủ tục nội dung công bố bản cáo trạng theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) công bố bản cáo trạng được quy định như sau:

“Điều 306. Công bố bản cáo trạng

Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về công bố bản cáo trạng tại phiên tòa xét xử.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 23 quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505 ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (quy chế 505), thì Kiểm sát viên phải công bố nguyên văn bản cáo trạng.

Bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong hồ sơ vụ án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

Trước khi xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, nếu vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn và trình bày ý kiến bổ sung. Kiểm sát viên chỉ trình bày ý kiến bổ sung để làm rõ thêm nội dung cáo trạng chứ không phải bổ sung cáo trạng và không được thêm hoặc bớt nội dung cáo trạng. Để làm được điều này yêu cầu Kiểm sát viên phải nghiên cứu Cáo trạng, đối chiếu tài liệu hồ sơ trong giai đoạn điều tra, truy tố và tài liệu được Tòa án gửi đến trước khi mở phiên tòa; đồng thời phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện trước khi thực hiện (trừ trường hợp ra phiên tòa mới nhận được tài liệu của TAND), thực tiễn thấy rằng Kiểm sát viên phát biểu Bị cáo đã bồi thường, đã hợp tác với cơ quan điều tra tố giác đồng phạm, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can, do chuyển biến chính sách pháp luật, nên hành vi của bị cáo phạm vào Điều luật nhẹ hơn…nhìn chung là các tình tiết, nội dung có lợi cho người bị buộc tội (bị cáo); Kiểm sát viên phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này;

Sau khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn và trình bày ý kiến bổ sung, Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo: đã nghe rõ nội dung cáo trạng chưa và tội danh, điều khoản của BLHS mà bị cáo đã truy tố chưa?

Việc rút quyết định truy tố chỉ có thể được thực hiện sau khi kết thúc việc xét hỏi. Vì Kiểm sát viên không được rút quyết định truy tố sau khi công bố Bản Cáo trạng; mặc dù đã phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS (căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) hoặc Điều 29 BLHS(căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS (nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội), nhưng Tòa án đã mở phiên tòa, Kiểm sát viên phải tiến hành xét hỏi và Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Viện trưởng, trước pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư