2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 487 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định như sau:
“Điều 487. Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ
1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.
2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.
3. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định cụ thể thủ tục đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự.
Người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự là những người đưa ra lời khai hoặc cung cấp các thông tin, kết luận khoa học về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, góp phần làm sáng tỏ sự thật và giải quyết đúng đắn vụ án. Vì vậy họ có nguy cơ bị phía tội phạm đe dọa, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp nhằm gây cản trở cho việc điều tra hoặc trả thù.
Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh từ những người này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp bảo vệ, tạo điều kiện cho họ tham gia cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, không bị ràng buộc bởi bất cứ sự đe dọa, mua chuộc, khống chế nào từ phía tội phạm. Việc áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước những nguy cơ bị trả thù hoặc đe dọa có thể xảy ra đối với họ không những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn góp phần tạo lập và củng cố niềm tin của Nhân dân vào nhà nước, trước hết là vào các cơ quan bảo vệ pháp luật từ đó khuyến khích họ tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh đó quy định của BLTTHS 2015 tại điểm a khoản 1 Điều 56 (người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố), Điều 62 (bị hại), điểm b khoản 3 Điều 66 (Người làm chứng, điểm b khoản 3 Điều 67 (người chứng kiến), điểm b khoản 2 Điều 70 (người phiên dịch, người dịch thuật) cũng đã khẳng định người được bảo vệ quyền có quyền yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ và người thân thích của họ khi bị đe dọa.
Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ tốn kém về nhân lực, tài chính, phương tiện kỹ thuật, và các tài sản khác của Nhà nước, do đó người được bảo vệ phải nghiêm túc trong việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ bằng văn bản với nội dung cụ thể như sau: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của người đề nghị; Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.
Về thẩm quyền: Khoản 3 Điều luật này cũng quy định thủ tục khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của CAND được quy định tại Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015) Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Khoản 4 Điều này cũng quy định “Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.” Theo quy định này, sau khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị yêu cầu bảo vệ đó, nếu xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải có văn bản giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh