2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau:
“Điều 456. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.”
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn là các điều kiện Luật định, mà khi có các điều kiện đó thì CQTHTT được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án. Việc áp dụng thủ tục rút gọn chỉ áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định trong Điều luật này. Tùy từng giai đoạn tố tụng, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định khác nhau, phù hợp với đặc điểm của mỗi giai đoạn tố tụng.
+ Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bắt quả tang là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
- Người thực hiện hành vi phạm tội tự thú là người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng:
Sự việc phạm tội đơn giản là những trường hợp hành vi phạm tội cũng như các yếu tố khác không có những tình tiết phức tạp, khó xác định hoặc phải mất thời gian chứng minh, kết luận, chứng cứ rõ ràng là những chứng cứ không có yếu tố nào dẫn đến việc nghi ngờ về tính chính xác, khách quan trong quá trình thu thập, bảo quản.
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017): Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng:
Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng là trường hợp có đầy đủ thông tin về ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, nơi làm việc, quê quán, nghề nghiệp của người phạm tội.
Khi có đủ các điều kiện nói trên, các CQTHTT mới được áp dụng thủ tục rút gọn vào điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm. Thiếu một trong những điều kiện này thì phải giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường.
+ Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo:
Đây là trường hợp vụ án có đầy đủ 4 điều kiện nói trên: (Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.) mà đã được đưa ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo:
Đây là trường hợp vụ án tuy có đầy đủ 4 điều kiện nói trên nhưng vì một lý do nào đó mà chứa được đưa ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn. Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn nếu bản án sơ thẩm chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo. Lưu ý trong trường hợp cả 2 trường hợp nói trên, nếu bản án sơ thẩm có kháng cáo kháng nghị về nội dung khác (ví dụ kháng nghị, kháng cáo tăng hình phạt, tăng mức bồi thường, đề nghị xem lại một nội dung nào đó trong bản án sơ thẩm) thì không xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án sẽ được đưa ra để xét xử theo thủ tục thông thường.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh