2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 448 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
“Điều 448. Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự
1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:
a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;
b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.
2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.”
Khi có căn cứ để nghi ngờ người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, CQĐT vẫn phải điều tra để làm rõ “Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra”; cụ thể là những nội dung phải chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm: (Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội theo quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015). Vậy chứng minh những nội dung đó sẽ là cơ sở để xem xét việc quy kết trách nhiệm hình sự cho người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ khỏi bệnh sau khi chữa bệnh bắt buộc.
Bên cạnh đó, CQĐT còn tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần để làm sáng tỏ: “Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội” và “Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.” Trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần, CQĐT mới có căn cứ để quyết định khởi tố bị can (nếu người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi) hoặc kiến nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu người đó mắc bệnh).
Pháp luật quy định “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015 nên để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như xử lý sai (quy kết trách nhiệm hình sự đối với người không có năng lực trách nhiệm hình sự), CQĐT có nghĩa vụ bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Riêng người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.
Việc “bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng” không chỉ là việc chỉ định người bào chữa (trong trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người đó không mời người bào chữa) theo quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 về chỉ định người bào chữa, mà còn là việc tạo điều kiện để người bào chữa thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ, tham gia các hoạt động điều tra, đặc biệt là việc giám định pháp y tâm thần để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa, theo quy định tại Điều 73 BLTTHS 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
Kết luận lại, Điều luật được xây dựng trên cơ sở Điều 312 BLTTHS 2003, bổ sung thêm vào khoản 2 cụm từ “hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”. Sự bổ sung này xác định rõ: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội: a) mắc bệnh tâm thần hoặc b) bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi chứ không chỉ có “bệnh tâm thần” như quy định tại Điều 312 BLTTHS 2003.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh