2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 366 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án được quy định như sau:
“Điều 366. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án
Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.”
Đây là điều luật mới được quy định lần đầu trong BLTTHS 2015, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm trả lời kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình các cơ quan này đưa ra thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Cơ quan có thẩm quyền kiến nghị quy định trong điều luật là cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự. Các cơ quan này có quyền kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án để xem xét lại bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc kiến nghị bằng văn bản; kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật nếu có.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 374 BLTTHS 2015 văn bản thông báo có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật; Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện; Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị, Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Quy định thời hạn như vậy nhằm bảo đảm trách nhiệm của Tòa án, tránh tình trạng kéo dài thời hạn trả lời, mất thời gian, gây ảnh hưởng đến việc thi hành án, 90 ngày là khoảng thời gian phù hợp để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu lại bản án, quyết định.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKSQS trung ương; Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC cũng là người có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong quá trình các cơ quan này đưa ra thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của bộ luật tố tụng hình sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh