2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật được quy định như sau:
“Điều 302. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định."
Người có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa, bao gồm: bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự.
Theo quy định tại Điều 68 BLTTDS, thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức cá nhân bao gồm nguyên đơn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy, đương sự trong vụ án hình sự (là cơ quan, tổ chức, cá nhân có tranh chấp về dân sự trong vụ án hình sự) cũng phải gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên theo điểm g khoản 3 Điều 84 BLTTHS quy định người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự (trong đó có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án hình sự có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật nhưng lại không quy định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một thiếu sót.
Việc Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật là một thủ tục bắt buộc. Nếu có người đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, thì Hội đồng xét xử yêu cầu họ nói rõ lý do đề nghị thay đổi.
Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch người dịch thuật được Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định tại phòng nghị án. Trước khi Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bị đề nghị thay đổi trình bày ý kiến tại phiên tòa hoặc tại phòng nghị án. Nếu người bị đề nghị thay đổi là Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trình bày tại phòng nghị án, thì sau khi trình bày xong Chủ tọa phiên tòa yêu cầu họ rời khỏi phòng xử án.
Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật tại phòng nghị án bằng cách biểu quyết theo đa số. Việc thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật phải được lập biên bản. Nếu Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, thì phải ra quyết định bằng văn bản.
Đồng thời với việc quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa, tiếp tục phiên tòa hoặc tạm ngừng phiên tòa nếu thay đổi được Thư ký Tòa án.
Quyết định của Hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị thay đổi Thẩm phán Hội thẩm, Kiểm tra viên, Thư ký Tòa án, người giám định người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và quyết định việc hoãn, tiếp tục hoặc tạm ngừng phiên tòa được Chủ tọa phiên tòa công bố tại phiên tòa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh