2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 279 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa được quy định như sau:
“Điều 279. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.”
Điều luật quy định trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTHS, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị sau đây:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
Khi giải quyết các yêu cầu, đề nghị nêu trên, Thẩm phán xem xét tính có căn cứ của các yêu cầu, đề nghị. Theo đó, căn cứ giải quyết các yêu cầu, đề nghị là những quy định trong BLTTHS mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng. Kết quả giải quyết có thể là chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng.
Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của BLTTHS. Cụ thể:
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trực tiếp giải quyết những yêu cầu, đề nghị sau đây: Yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; đề nghị về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam), biện pháp cưỡng chế; đề nghị về việc xét xử công khai hoặc xét xử kín.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa báo cáo Chánh án Tòa án hoặc Phó chánh án được phân công giải quyết vụ án hình sự giải quyết; yêu cầu về việc thay đổi thành viên hội đồng xét xử, Thư ký tòa án; đề nghị về việc xét xử theo thủ tục rút gọn.
Việc quyết định xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng hình sự hay hoãn phiên tòa, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Do vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không giải quyết đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa mà chỉ ghi nhận để báo cáo Hội đồng xét xử tại phiên tòa.
Trong mọi trường hợp dù chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng vẫn phải thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết, cụ thể:
- Trường hợp chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì văn bản tố tụng được ban hành (Triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến phiên tòa; quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, quyết định áp dụng; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định về việc xét xử theo thủ tục rút gọn) được gửi cho người đã yêu cầu, đề nghị biết;
- Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho người yêu cầu, đề nghị bằng văn bản nêu rõ lý do.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh