2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 339 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:
“Điều 339. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”
Khi có kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án chưa được đưa ra thi hành. Trong trường hợp kháng cáo. Kháng nghị một phần bản án quyết định thì phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị chưa được đưa ra thi hành. Phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành. Tuy nhiên, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm vẫn được thi hành ngay mặc dù có kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miền hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn thời hạn đã tạm giam được quy định tại Điều 363 BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.”
Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù có kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 453 BLTTHS 2015: “Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Việc quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử phúc thẩm đúng thời hạn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh