2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 490 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) hồ sơ bảo vệ được quy định như sau:
“Điều 490. Hồ sơ bảo vệ
1. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.
2. Hồ sơ bảo vệ gồm:
a) Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;
c) Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
d) Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
e) Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ;
h) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
i) Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;
k) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.”
Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc đe dọa bị xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.
Theo Điều này, CQĐT đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ. Hồ sơ bảo vệ gồm:
- Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;
- Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
- Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ;
- Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
- Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.
Như vậy, việc quy định cụ thể về hồ sơ bảo vệ này là căn cứ để đánh giá việc bảo vệ của CQĐT cũng như truy cứu trách nhiệm của họ (nếu có sai sót xảy ra) đồng thời cũng là căn cứ để Nhà nước cấp kinh phí. Hồ sơ bảo vệ phải thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu nếu có. Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ bảo vệ thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh