2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ được quy định như sau:
“Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.”
Điều luật quy định về việc hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ. Việc hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ được tiến hành đối với từng người một. Trong quá trình hỏi người này, người hỏi vẫn có thể hỏi hoặc đối chất với người tham gia tố tụng khác.
Việc hỏi lại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ chỉ được tiến hành khi những người này có trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Vì vậy, trước khi đặt câu hỏi đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự yêu cầu họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ và mâu thuẫn.
Tuy nhiên, chỉ một trong số các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, đương sự yêu cầu họ trình những tình tiết vụ án liên quan đến họ. Nếu đã có người yêu cầu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ trình bày những tình tiết của vụ án liên quan đến họ, thì người hỏi sau không yêu cầu họ trình bày lại những nội dung đó.
Những tình tiết liên quan đến bị hại là những tình tiết về toàn bộ vụ án. Những tình tiết liên quan đến nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
Bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ về những vấn đề liên quan đến mình, nếu được chủ tọa phiên tòa đồng ý. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ không có quyền hỏi nhau nhưng họ có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
Để đảm bảo khách quan cho người bị hại là người dưới 18 tuổi được bình tĩnh khai báo trung thực, khách quan tại phiên tòa, Điều 421 BLTTHS quy định việc lấy lời khai của người bị hại chưa đủ 18 tuổi phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự, cụ thể:
“Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh