2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 390 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật được quy định như sau:
“Điều 390. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.”
Đây là quy định mới về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 285 BLTTHS 2003 chưa có quy định này).
Thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều trường hợp, Tòa án cấp sơ thẩm (lần xét xử đầu tiên) xét xử đúng nhưng lại bị Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa, xét xử lại lần hai, nhưng sự cải sửa này rõ ràng là không phù hợp, không đúng theo quy định của pháp luật thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm.
Còn trong trường hợp bản án của Tòa án cấp phúc thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy, sửa không đúng pháp luật (ví dụ bản án phúc thẩm của Tòa án cấp tính bị TANDCC xét xử giám đốc thẩm hủy, sửa không đúng pháp luật) thì khi xét xử giám đốc thẩm, HĐTPTANDTC có quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC và giữ nguyên bản án đúng pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh