2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra được quy định như sau:
“Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra
Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.”
Đình chỉ điều tra là việc CQĐT kết thúc điều tra đối với một phần hay toàn bộ vụ án hình sự. Kết luận điều tra và đình chỉ điều tra có hậu quả pháp lý kết thúc điều tra đồng thời chấm dứt tố tụng đối với vụ án.
Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra phải ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 232 BLTTHS. Ngoài ra, bản kết luận điều tra phải thể hiện đầy đủ 3 nội dung: diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra. Diễn biến sự việc là các tình tiết của sự việc mà CQĐT đã khởi tố điều tra. Quá trình điều tra là quá trình tiến hành các hoạt động điều tra vụ án cũng như việc áp dụng, thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng. Lý do và căn cứ đình chỉ điều tra là các trường hợp đình chỉ điều tra quy định tại khoản 1 Điều 230 BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 230. Đình chỉ điều tra
1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.”
Như vậy, các trường hợp CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra gồm:
- Vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người đại diện của bị hại nhưng trong giai đoạn điều tra, người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015.
- Trong giai đoạn điều tra, CQĐT xác định được một trong 8 căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS 2015 là những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nhưng CQĐT đã khởi tố vụ án, đến giai đoạn điều tra mới xác định được căn cứ đó nên phải đình chỉ điều tra.
- Trong giai đoạn điều tra có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho bị can quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS, đó là các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra vụ án được hiểu là đã hết thời gian gia hạn điều tra được quy định tại Điều 172 BLTTHS. Việc đình chỉ điều tra trong trường hợp này giải quyết có lợi cho người bị buộc tội do thời hạn điều tra đã hết mà không đủ chứng cứ chứng minh họ đã thực thực hiện tội phạm. Theo Điều 13 suy đoán vô tội, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do BLTTHS quy định và có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì có quan có thẩm quyền tiến hành phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Trường hợp này, CQĐT không đủ căn cứ để chứng minh bị can thực hiện tội phạm, do vậy phải xác định bị can là không có tội và chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự đối với họ bằng hình thức đình chỉ điều tra.
Quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 230 BLTTHS:
“Điều 230. Đình chỉ điều tra
2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh