2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa. Sau khi xét xử sơ thẩm nếu viện kiểm sát thấy bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự.
Căn cứ Điều 336 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định như sau:
“Điều 336. Kháng nghị của Viện kiểm sát
1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
d) Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.”
Mục đích của việc kháng nghị của Viện kiểm sát là nhằm bảo đảm tính có căn cứ hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án. Vì vậy, nếu như những người kháng cáo chỉ cần không đồng ý với bản án hoặc quyết định sơ thẩm là đã có quyền kháng cáo còn Viện chỉ kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm nếu phát hiện bản án, quyết định đó có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật.
Chủ thể của quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát đó. Viện trưởng viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo điểm o khoản 2 Điều 41 BLTTHS. Nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đều có quyền kháng nghị nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có sai lầm nhưng không được phát hiện hoặc vì lý do nào đó mà không được kháng nghị kịp thời. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị toàn bộ vụ án hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo và đương sự về phần hình sự và dân sự.
Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đó là:
- Đối với bản án, quyết định sơ thẩm của TAND huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì VKSND huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và VKSND cấp tỉnh nơi có huyện, quận thị xã thành phố thuộc tỉnh đó có quyền kháng nghị.
- Đối với bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì VKSND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó và VKSNDCC có quyền kháng nghị. Thẩm quyền kháng nghị của VKSQS cũng xác định theo nguyên tắc này.
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị. Quy định này nhằm bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng trong quyết định trong kháng nghị, bảo đảm quyền và lợi ích hợp của người tham gia tố tụng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh