2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đối chất là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ của Cơ quan điều tra. Đối chất khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.
Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) đối chất được quy định như sau:
“Điều 189. Đối chất
1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.”
Đối chất là hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách đồng thời hỏi hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn. Tài liệu mâu thuẫn từ hỏi cung hoặc lấy lời khai trước đây chưa được giải quyết thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
Trước khi đối chất, Điều tra viên phải lập kế hoạch đối chất. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc đối chất, mâu thuẫn gì cần giải quyết; thời gian, địa điểm tiến hành đối chất, thứ tự, nội dung các sự việc đưa ra đối chất; dự kiến các câu hỏi, câu trả lời và thứ tự các câu hỏi; dự kiến mời người chứng kiến.
Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.
Những người có thể tham gia đối chất là: bị can, người làm chứng, người bị hại. Sự mâu thuẫn trong lời khai của họ thể hiện trong đó có người còn khai báo gian dối do những động cơ, mục đích khác nhau. Vì vậy, nếu việc đối chất có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia, thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối.
Để đạt mục đích, yêu cầu của việc đối chất, Điều tra viên phải chuẩn bị kỹ về nội dung và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, tránh xảy ra sự cãi vã và không phân định được đúng sai.
Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
Trường hợp trong đối chất có những lời khai mâu thuẫn với chính lời khai của họ trước đây, thì cũng không được cắt ngang lời khai của họ mà chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, cụ thể:
“Điều 178. Biên bản điều tra
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Chẳng hạn khi thấy còn mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng, người bị hại, bị can nhưng CQĐT chưa tiến hành đối chất hoặc nghi ngờ Điều tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai người làm chứng, đối chất thiếu khách quan, còn để sót, lọt thông tin về tội phạm hoặc có dấu hiệu áp đặt chủ quan. Kiểm sát viên tiến hành đối chất cũng được tiến hành theo quy định tại Điều luật này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh