2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 393 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
“Điều 393. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:
1. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;
2. Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.”
Đây là quy định mới về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong việc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (BLTTHS 2003 chưa có quy định này).
Tại khoản 4 Điều 254 BLTTHS 1988 cũng có quy định thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong việc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên Điều luật này lại không quy định cụ thể, rõ ràng những điều kiện, căn cứ để Hội đồng giám đốc thẩm được sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên dễ đến tình trạng sửa bản án, quyết định tùy tiện, không khác quan làm ảnh hưởng đến tính chính xác, toàn diện của vụ án cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, đến tính ổn định của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Để khắc phục những điểm thiếu sót của BLTTHS 1988 thì BLTTHS 2003 đã bỏ quy định cho phép Hội đồng giám đốc thẩm được sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc không dành cho Hội đồng giám đốc thẩm quyền sửa chữa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng quá trình xét xử sai lầm (định tội danh sai, tuyên hình phạt quá nặng…), Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa mà phải hủy án để giao cho Tòa án cấp dưới xét xử lại, dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài hoặc làm nảy sinh hiện tượng “bỏ qua” những sai lầm cả Tòa án cấp dưới, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, chính vì vậy, để khắc phục tình trạng nói trên BLTTHS 2015 đã dành cho Hội đồng giám đốc thẩm quyền sửa án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình xét xử.
Chắc chắn, không phải tất cả bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong quá trình xét xử sai lầm đều có thể bị sửa. Trên cơ sở nguyên tắc có lợi cho người bị kết án hoặc người bị hại, các đương sự khác trong vụ án, Điều luật quy định rõ: Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;
Thứ hai, việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.
Như vậy, ngoài điều kiện mang tính “mặc định” là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải có “vi phạm pháp luật”, thì Hội đồng giám đốc thẩm mới được sửa nhưng việc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải có đủ hai điều kiện nêu trên; nếu thiếu một trong hai điều kiện đó, Hội đồng giám đốc thẩm không được sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh