2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 395 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 395. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.”
Đây là quy định mới về thời điểm có hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm cho các bên có liên quan sau khi xét xử giám đốc thẩm (BLTTHS 2003 chưa có quy định này).
Cũng tương tự như bản án quyết định phúc thẩm, quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định; người bị kết án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án không còn quyền khiếu nại quyết định giám đốc thẩm. Tuy nhiên, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định giám đốc thẩm đã được ủy ban Thẩm phán TANDCC giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án hoặc đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương nhưng có tính chất phức tạp. Riêng quyết định của HĐTPTANDTC nếu vẫn có sai lầm sẽ được xem xét theo một trình tự đặc biệt.
Và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh