2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi nhận được kháng cáo, kháng nghị từ các chủ thể mà luật quy định có quyền kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xem xét có chấp nhận kháng cáo, kháng nghị này hay không.
Căn cứ Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm được quy định như sau:
“Điều 356. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.”
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
BLTTHS 2015 quy định rõ các chủ thể kháng cáo và kháng nghị như sau:
“Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Điều 336. Kháng nghị của Viện kiểm sát
1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.”
Như vậy, khi xét thấy bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giữ nguyên bản án sơ thẩm của tòa án. Đây là điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định một trong những quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo các quy định về quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm được đầy đủ, rõ ràng hơn so với BLTTHS 2003. Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
Bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật là bản án không vi phạm những quy định của BLHS, BLTTHS cũng như các văn bản pháp luật khác và những kết luận trong bản án phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, các quyết định trong bản án phù hợp với tính chất và mức độ của tội phạm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh