Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 453 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:

“Điều 453. Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị

1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

2. Việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Chỉ có Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nên việc giải quyết khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do các cơ quan này ban hành cũng được quy định theo một quy trình tố tụng cụ thể.

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của BLTTHS 2015. Theo đó,  nếu quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếu nại thì Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại (nếu quyết định đó do phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên ký); Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp khiếu nại đối với quyết định việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc giải quyết khiếu nại do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 476 BLTTHS 2015.

Đối với các quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do Tòa án ban hành, các bên liên quan không có quyền khiếu nại. Trong trường hợp các bên liên quan không đồng tình với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do Tòa án ban hành thì phải sử dụng quyền kháng cáo (nếu là đối tượng bị áp dụng, người đại diện hoặc người giám hộ của đối tượng bị áp dụng) hoặc quyền khiếu nại (nếu là Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp).

Việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại BLTTHS 2015. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định tại các Điều 331 đến 337 BLTTHS 2015.

Hiệu lực các quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh không phụ thuộc vào việc chúng bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếu nại, kháng cáo hoặc kháng nghị vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

 Như vậy, Điều luật được xây dựng trên cơ sở Điều 316 BLTTHS 2003 sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:

Thứ nhất, BLTTHS 2015 đã bỏ quy định về việc”đưa ra xét xử sơ thẩm” các quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếu nại; đồng thời quy định rõ “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.” Nghĩa là việc khiếu nại giải quyết sẽ được áp dụng theo quy định trong chương “khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự” chứ không còn theo các quy định về xét xử sơ thẩm nữa.

Thứ hai, BLTTHS 2015 đã bỏ quy định về thủ tục kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” được tiến hành như bản án sơ thẩm” và được sửa lại là “được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này”

Thứ ba, Điều luật đã quy định quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (của cả Viện kiểm sát và Tòa án) có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư