Không chấp nhận kháng nghị; giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:39 (GMT+7)

Bài viết trình bày về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 389 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị được quy định như sau:

“Điều 389. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Điều luật giữ nguyên quy định tại khoản 1 Điều 285 BLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.

Việc kháng nghị giám đốc thẩm tùy thuộc vào sự xem xét, đánh giá của cá nhân người có quyền giám đốc thẩm. Theo quy định tại Điều 373 BLTTHS 2015 có quy định cụ thể về người có quyền giám đốc thẩm được quy định như sau: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan, trong nhiều trường hợp, có thể sự xem xét, đánh giá đó chưa được chính xác, hoặc ở thời điểm kháng nghị, sự xem xét, đánh giá đó là chính xác nhưng do chuyển biến của tình hình mà đến thời điểm xét xử giám đốc thẩm, nội dung kháng nghị không còn phù hợp nữa. Trong những trường hợp đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền ra quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư