Không được tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự được hiểu là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:12 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung không được tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) không được tiết lộ bí mật điều tra được quy định như sau:

Điều 177. Không được tiết lộ bí mật điều tra

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về nội dung không được tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự.

Hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc tham gia của người tiến hành tố tụng là cần thiết, đảm bảo tính khách quan của hoạt động điều tra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần giữ bí mật điều tra, người tham gia tố tụng được yêu cầu không tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này phải được ghi vào biên bản.

Người phạm tội thường tìm cách nắm thông tin hoạt động điều tra để làm vô hiệu hóa hoạt động điều tra, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Vì vậy, những thông tin về hoạt động điều tra cần phải giữ bí mật. Một số hoạt động cụ thể, trong những trường hợp nhất định và trong những khoảng thời gian có hạn, cần giữ bí mật. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo cáo này phải được ghi vào biên bản. Việc giữ bí mật điều tra vừa là lợi ích của hoạt động điều tra, vừa đảm bảo yêu cầu chống tiêu cực, bị trả thù trong điều tra giải quyết vụ án hình sự.

Nếu Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung bị tiết lộ, hậu quả tác hại cho hoạt động điều tra mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Xử lý kỷ luật theo pháp luật công chức nhà nước; xử phạt hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp hoặc các tội khác do BLHS quy định.

Ví dụ, quy định tại Điều 286 BLHS về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

 “Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ 500 người sử dụng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Những điểm mới của Điều luật so với quy định trong BLTTHS 2003:  Bổ sung đối tượng giữ bí mật điều tra là: Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên; sửa cụm từ “người chứng kiến” thành cụm từ “người tham gia tố tụng’;sửa cụm từ “tùy trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo các Điều 263,264,286,287,327 và 328 của BLHS” thành “tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư