2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 265 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật được quy định như sau:
“Điều 265. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Việc xem xét, trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Điều luật quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 45 BLTTHS thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ “Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng thuộc thẩm quyền của tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này”. Do vậy, người ký ban hành văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án.
Văn bản bị kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ là văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị thấp hơn và phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng, Chính phủ; Nghị quyết của HĐTPTANDTC; Thông tư của Chánh án TANDTC; Thông tư Viện trưởng VKSNDTC; Thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định của UBND cấp tỉnh, Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện); Quyết định của UBND cấp huyện; Nghị quyết của HĐND xã phường thị trấn (gọi chung cấp xã); Quyết định của UBND cấp xã.
Điều luật quy định “trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị” và theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 281 BLTTHS 2015 thì việc “Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.” Là một trong những căn cứ tạm đình chỉ vụ án. Do vậy, việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ có thể được thực hiện sau giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc sau khi kết thúc việc xét xử vụ án hình sự, tùy theo thời điểm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử phát hiện văn bản trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan nhận được kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có trách nhiệm xem xét trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Do vậy, khi nhận được văn bản kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật thông báo cho Tòa án việc đã nhận được kiến nghị. Khi đã có kết quả xử lý văn bản kiến nghị, thì cơ quan có thẩm quyền lại tiếp tục ban hành văn bản trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh