Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa xét xử?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:19 (GMT+7)

Bài viết trình bày về những trường hợp nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa xét xử.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 313 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được quy định như sau:

“Điều 313. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về việc nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có quy định thêm về những hành vi bị nghiêm cấm khi áp dụng thực hiện việc nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh như: Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích đã được quy định trong Thông tư liên tịch; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của BLTTHS và theo đúng trình tự, thủ tục.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải chủ động xem xét, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trường hợp có chứng cứ, tài liệu được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà không thể nghe, xem được cần đề nghị VKS sao chép lại và cung cấp cho Tòa án dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều luật quy định những trường hợp nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa. Theo quy định tại Điều luật này thì việc nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa được thực hiện trong các trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

- Trường hợp thứ hai: khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai, thu thập chứng cứ.

Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa. Người thực hiện thao tác kỹ thuật để mọi người trong phòng xử án nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh có thể là Thư ký Tòa án hoặc người khác.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư