Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 266 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử được quy định như sau:

“Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

b) Bổ sung chứng cứ mới;

c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.”

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn Tòa án giải quyết, xét xử vụ án hình sự để thực hiện việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

- Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

- Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

 - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm vụ án có đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm vụ án chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn “Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.”

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn Tòa án giải quyết, xét xử vụ án hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm vụ án. Việc phải giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự xuất phát từ kháng cáo của người tham gia tố tụng có quyền; đối tượng giải quyết xét xử phúc thẩm không chỉ là bản án sơ thẩm mà còn là quyết định sơ thẩm. Do vậy, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn phúc thẩm không chỉ nhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội mà còn bảo đảm người bị buộc tội không bị kết án oan và phục hồi những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

- Bổ sung chứng cứ mới;

- Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

- Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

- Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

- Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư