2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử được quy định như sau:
“Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
8. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm: việc giải quyết, xét xử vụ án hình sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật, việc tạm giam, quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giam không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết, xét xử vụ án phải được phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh.
Đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt đồng xét xử của Tòa án gồm: việc tuân theo pháp luật trong hoạt động giải quyết, xét xử vụ án hình sự của Tòa án từ khi thụ lý vụ án đến khi kết thúc hoạt động xét xử vụ án hình sự; việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng, bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
Khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền hạn:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
- Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh