2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 416 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
“Ðiều 416. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
1. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
2. Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.
3. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.”
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý, họ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cả về nhân cách, trí lực và thể lực, chưa có được nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện như người trưởng thành, chưa có suy nghĩ chín chắn, kỹ lưỡng trong việc quyết định các hành vi họ làm, chưa có đầy đủ khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm của hành vi mà họ làm, chưa có đầy đủ khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm về hành vi mà họ gây ra cho xã hội. Vì thế, khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, BLTTHS 2015 yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
Việc xác định tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi một cách chính xác có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến chính sách, đường lối xử lý vụ án hình sự, Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS. Bên cạnh đó, Điều 14 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) còn quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản) trong BLHS thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, tuổi của người dưới 18 tuổi bị buộc là một tình tiết rất quan trọng cần phải được xác định ngay từ đầu để làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh yêu cầu phải xác định rõ độ tuổi, BLTTHS 2015 còn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi để có thể giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng đắn. Để xác định vấn đề này, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể thông qua lời khai của cha mẹ, bạn bè, thầy giáo, cô giáo, nhận xét của tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên, nhận xét của tổ dân phố, các tài liệu khám, chữa bệnh, kết luận giám định y khoa hoặc sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vực tâm sinh lý bao gồm các nhà nghiên cứu, các nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín.
Thứ hai, về điều kiện sinh sống và giáo dục.
Việc làm rõ điều kiện sống và giáo dục của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng đắn những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của người đó, làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội làm cơ sở cho việc áp dụng những biện pháp xử lý, giáo dục có hiệu quả. Để làm rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cần thu thập các thông tin, tài liệu như điều kiện sinh sống của gia đình, thái độ của cha mẹ và ảnh hưởng của người đã thành niên trong gia đình đối với việc chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, cũng như môi trường sống và điều kiện học tập, sinh hoạt trong nhà trường hoặc nơi cư trú của người đó.
Thứ ba, có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 416 BLTTHS 2015 thì khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải điều tra, làm rõ xem có sự xúi giục của người thành niên hay không. Nếu có sự lôi kéo, xúi giục của người thành niên thì trong quá trình giải quyết vụ án cần phải được xem xét, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội, đồng thời xác định vai trò đồng phạm của người dưới 18 tuổi trong vụ án.
Thứ tư, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, BLTTHS 2015 yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án) phải tìm ra nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội để có những biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm loại trừ những yếu tố tiềm ẩn làm phát sinh tội phạm, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh để người dưới 18 tuổi phát triển. Để làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi bị buộc tội, cần thu thập những thông tin, tài liệu như nguồn gốc phát sinh những quan niệm, thói quen phạm pháp (sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội; sự lôi kéo, rủ rê của bạn bè cũng như sự tiêm nhiễm thói hư tật xấu) những tình tiết động cơ nào đã dẫn đến người đó thực hiện tội phạm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh