2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 383 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.”
Thực hiện nhiệm vụ “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp 2013, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Sự có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát là bắt buộc và quan trọng, nếu Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp vắng mặt thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải hoãn phiên tòa.
Trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, người bị kết án, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có quyền gửi các chứng cứ, tài liệu hoặc văn bản trình bày yêu cầu, đề nghị của mình cho Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp người có quyền kháng nghị nhận được các chứng cứ, tài liệu hoặc văn bản trình bày yêu cầu, đề nghị của người bị kết án, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị thì phải chuyển ngay cho Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm.
Và trường hợp việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, điều luật quy định hai trường hợp:
- Trường hợp xét thấy cần thiết: Đây là quy định mang tính tùy nghi nghĩa là chỉ khi xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về những trường hợp cần thiết nên việc người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm hay không vẫn tùy thuộc vào nhận thức của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
- Trường hợp có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây là quy định mang tính bắt buộc, khi thấy có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” thì Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
Như vậy so với Điều 280 BLTTHS 2003 thì Điều luật được quy định tại BLTTHS 2015 đã có sự thay đổi, bổ sung phù hợp so với thực tiễn đã quy định rõ phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; bổ sung trường hợp Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh