2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 491 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được quy định như sau:
“Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.”
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phát sinh trong lĩnh vực pháp luật đặc thù, là quá trình giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đây là sự thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau, các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trên cơ sở nguyên tắc lập pháp quốc tế và quốc gia áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thi hành án nhằm mục đích đấu tranh ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp tác.
Các cơ quan có thẩm quyền của nước CHXHCN Việt Nam có thể là CQĐT, Viện kiểm sát tùy hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể. Các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có thể là quốc gia khác (thông qua hệ thống các cơ quan đại diện, các cá nhân, các cá nhân được trao quyền) hoặc cũng có thể là tổ chức quốc tế trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm như: Interpol; Europol….
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong đó:
- Tương trợ tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước ta với các cơ quan tương ứng của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hoặc tổ chức quốc tế phòng chống tội phạm nhằm thực hiện yêu cầu liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 17 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, phạm vi tương trợ tư pháp được quy định cụ thể như sau:
“Điều 17. Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
2. Triệu tập người làm chứng, người giám định;
3. Thu thập, cung cấp chứng cứ;
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Trao đổi thông tin;
6. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.”
- Dẫn độ được hiểu là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
- Tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù được hiểu là việc chuyển giao người đang chấp hành án giữa nước ta với các nước, vùng lãnh thổ dựa trên những cơ sở những căn cứ, điều kiện cụ thể theo sự thỏa thuận của các bên. Nội dung cụ thể được thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật tương trợ tư pháp năm 2007 (được quy định từ Điều 49 đến Điều 60). Ngoài ra, thì còn có các hoạt động hợp tác quốc tế khác.
Xét ở phạm vi về không gian thì hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh