2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) biên bản hỏi cung bị can được quy định như sau:
“Điều 184. Biên bản hỏi cung bị can
1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.
3. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
4. Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.”
Biên bản hỏi cung bị can là văn bản pháp lý ghi lại toàn bộ quá trình, nội dung và kết quả việc hỏi cung bị can của Điều tra viên, Cán bộ Điều tra, nó là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng. Do vậy, biên bản hỏi cung bị can phải được lập theo quy định tại Điều 178 của BLTTHS 2015. Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản.
“Điều 178. Biên bản điều tra
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
“Điều 133. Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Như vậy biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi, các câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can. Biên bản phải ghi lại nội dung sự việc hỏi cung, đồng thời bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký xác nhận.
Trong biên bản phải ghi rõ hỏi cung lần thứ mấy, địa điểm, thời gian hỏi cung;họ tên chức vụ người tiến hành hỏi cung. Nếu có người bào chữa hoặc kiểm sát viên tham dự cuộc hỏi cung đều phải ghi đầy đủ vào biên bản. Nếu hỏi cung vào ban đêm thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Điều tra viên phải ghi rõ từng câu hỏi và câu trả lời cũng như những đề xuất, thắc mắc của bị can được phản ánh đầy đủ vào biên bản.
Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó. Đối với những bị can là người nước ngoài, người dân tộc không biết tiếng Việt thì hỏi cung bị can phải có người phiên dịch. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
Để đảm bảo tính khách quan, quyền lợi của bị can, người bào chữa được tham gia các hoạt động điều tra, trong đó có việc hỏi cung bị can. Khi hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
Kiểm sát viên có thể trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp cần làm rõ lời khai của bị can, nghi ngờ Điều tra viên trong quá trình hỏi cung bị can thiếu khách quan, còn để sót, lọt tội phạm hoặc có dấu hiệu oan sai. Khi Kiểm sát viên hỏi cung bị can, thì phải thực hiện theo quy định của Điều này.
Như vậy, Điều luật có một số điểm mới như: đã bổ sung cụm từ “ Cán bộ điều tra” vào sau “Điều tra viên”, bỏ quy định “Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị cam và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh